Những cách viết hồ sơ xin việc cho người tìm việc nhà nước

Nhà tuyển dụng ở các công ty nhà nước phải lọc hồ sơ từ rất nhiều các thí sinh khác nhau với nhiều vòng loại hơn công ty tư nhân. Vì thế, thực hiện theo đúng quy trình được đặt ra ban đầu là vô cùng quan trọng.

Để làm việc trong cơ quan nhà nước, bạn cần phải có phương pháp tiếp cận đặc biệt.
Nộp hồ sơ ứng tuyển cho một công việc của nhà nước khác hoàn toàn với công ty tư nhân. Thực tế, bạn cũng có thể phải quên mọi lời khuyên trước đó về cách viết đơn xin việc.

Dưới đây là những điều bạn thực sự cần phải biết:

1. Lựa chọn hình thức truyền thống


Nếu bạn đã in một lá thư xin việc và sơ yếu lý lịch trên giấy, bạn gửi trực tiếp đến nhà tuyển dụng nghĩa là bạn vẫn lựa chọn phương pháp truyền thống. Trong khi các công ty tư nhân chuộng các thiết kế sơ yếu lý lịch độc đáo thì những công ty nhà nước vẫn “yêu thích” phong cách cổ điển.

Bạn vẫn nên lựa chọn loại giấy màu trung tính, kiểu chữ mặc định và sử dụng mọi cấu trúc truyền thống.

2. Thực hiện theo đúng quy trình

Nhà tuyển dụng ở các công ty nhà nước phải lọc hồ sơ từ rất nhiều các thí sinh khác nhau với nhiều vòng loại hơn công ty tư nhân. Vì thế, thực hiện theo đúng quy trình được đặt ra ban đầu là vô cùng quan trọng.

Do đó, bạn cần chú ý đến thời gian tuyển dụng. Hãy theo dõi thông tin tuyển dụng trên cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp để kiểm tra. Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi trên đây vì có thể sẽ phải điền một số mẫu đơn trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển.

Bạn cần đảm bảo nắm chắc mọi bước của quá trình tuyển dụng để hoàn thành nó chính xác nhất. Nếu bạn bỏ qua một bước, nghĩa là bạn tự loại mình khỏi cuộc đua. Hãy đọc bản mô tả công việc kỹ lưỡng và bất kỳ tài liệu bổ sung mà nhà tuyển dụng đưa ra để ứng viên chuẩn bị.

3. dài

Bạn có thể phải rất “tốn giấy” để đưa ra bản đánh giá toàn diện về công việc và trình độ giáo dục của bạn. Hãy liệt kê chi tiết và không bỏ qua bất kỳ điều gì trong . Tuy nhiên, bạn cũng phải quan tâm đến giới hạn số chữ mà nhà tuyển dụng yêu cầu (thực hiện theo đúng quy trình). Nếu không có giới hạn, bạn nên đưa ra càng nhiều thông tin càng tốt.

4. Chú ý đến ngôn ngữ viết trong hồ sơ xin việc


Nói chung, điều quan trọng nhất là bạn không nên để ngôn ngữ viết của bạn bị “lệch pha” so với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Điều này đặc biệt đúng khi bạn ứng tuyển công việc nhà nước.

Các công việc của nhà nước với mỗi chuyên ngành khác nhau sẽ thường sử dụng thuật ngữ khác nhau. Điều này thường hiếm xuất hiện trong công ty tư nhân. Ví dụ, các nhân viên thiết kế đồ họa cho nhà nước có thể sử dụng công nghệ cũ hơn như Flash hay Dreamweaver, trong khi các công ty tư nhân sẽ sử dụng Github và Sketch. Bạn không nên xóa bỏ các kỹ năng với các phần mềm này trong xin việc, thậm chí, bạn nên thêm kỹ năng mới để nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp với công việc hơn.

Ngoài ra, bạn có thể cần phải thay đổi chức danh công việc để phù hợp với phần mô tả công việc. Ví dụ, bạn đổi “quản lý cộng đồng” sang “quản lý truyền thông xã hội” hay “đại diện hỗ trợ khách hàng”, trong khi các công ty tư nhân chỉ để chức danh “nhân viên hỗ trợ khách hàng”.

4. Viết hồ sơ xin việc cho con người đọc

Các cơ quan nhà nước không sử dụng ứng dụng hay phần mềm để lọc hồ sơ mà con người sẽ đọc hồ sơ. Vì vậy, bạn cần viết dễ hiểu và sâu sắc thay vì nhồi các từ khóa vào sơ yếu lý lịch.

Hãy sử dụng các từ dễ hiểu để viết về những việc bạn đã thực sự làm hay sử dụng câu ngắn vì người đọc có thể xử lý dễ dàng hơn.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Kinh doanh

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *