Những điều khi trả lời phỏng vấn xin việc cần phải chú ý
Đây còn là cơ sở để bạn giải thích cụ thể vì sao bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp muốn được nâng cao chuyên môn, thử sức mình với những lĩnh vực mới mẻ.
Để có được công việc như mong muốn, bằng cấp không phải yếu tố quan trọng nhất mà chính là kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc là yếu tố quyết định. Rất nhiều người, trước khi tìm được một công việc phù hợp đã phải trải qua nhiều lần phỏng vấn và không ít lần thất bại. Vậy làm thế nào tăng khả năng thành công khi xin việc, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây!
Cuối cùng, điều quan trọng hơn cả trong tất cả các kỹ năng, đó là năng lực của chính bạn. Dù bạn có bao nhiêu cách thức để lấy lòng nhà tuyển dụng thì điều họ quan tâm nhất vẫn chính là phẩm chất năng lực của bạn. Chính vì thế để có được công việc như mong muốn, bạn hãy luôn luôn và luôn luôn là chính mình trong mắt nhà tuyển dụng.
1. Chú trọng trang phục
Ngoại hình là một trong những yếu tố tác động khá lớn đến kết quả buổi phỏng vấn. Tác phong, suy nghĩ và cách hiểu của bạn về văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua cách lựa chọn trang phục của bạn. Một ngoại hình chỉnh chu sẽ giúp bạn tự tin và ghi những điểm số đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng nhân sự
2. Sử dụng ngôn ngữ hình thể
Yếu tố thứ 2 tác động đến kết quả của cuộc phỏng vấn chính là cử chỉ, lời nói. Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn là khi chào nhà tuyển dụng, hãy mỉm cười thật tươi với ánh mắt biết nói, bạn nên nhìn vào phần giao giữa mũi và lông mày, không nên nhìn chằm chằm vào trán, môi và miệng của người đối diện.
Bạn nên ngồi thẳng lưng, vai không lệch, ngồi nghiêm túc trên ghế, ánh mắt nhìn thẳng… những cử chỉ thể hiện sự tự tin và bình tĩnh. Chỉ một hành động nhỏ mà bạn vô tình thể hiện cũng có thể minh chứng cho một thái độ tiêu cực đối với nhà tuyển dụng.
3. Thái độ tự tin
Đừng úp mở, vòng vo trong quá trình phỏng vấn. Hãy đặt vấn đề của mình một cách mạch lạc và rõ ràng. Hãy chuẩn bị một tinh thần thoải mái để hoàn thành cuộc phỏng vấn một cách nhẹ nhàng. Nếu gặp một vấn đề bạn chưa từng nghe qua, đừng vội vàng nói “Tôi không làm được”, hãy bình tĩnh trả lời “Tôi sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề này” để chứng tỏ bạn là người ham học hỏi và cầu tiến.
4. Không nói những điều tiêu cực về công ty cũ
Nếu bạn là người từng có kinh nghiệm làm việc, một trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn đặt ra là “Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ làm cũ?”. Trong trường hợp đó, hãy nói về sự mong mỏi được trải nghiệm với một thử thách mới. Sẽ là điểm trừ nếu bạn nói những điều tiêu cực về công ty và đồng nghiệp cũ. Trong cv xin việc theo mẫu thường có phần lý do muốn chuyển việc và đây không có chỗ bạn nói xấu công ty cũ đâu nhé
5. Chủ động đặt câu hỏi
Nếu bạn chỉ thụ động trả lời những câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra thì buổi phỏng vấn có lẽ rất nặng nề. Hãy khéo léo đặt những câu hỏi về công việc để biến cuộc phỏng vấn như một buổi trò chuyện thân mật. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng trong việc đưa ra câu hỏi vì những câu hỏi về đặc điểm, tính chất, phương thức kinh doanh… của công ty sẽ chỉ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn hoàn toàn chưa tìm hiểu gì về họ.
6. Tìm hiểu thông tin về công ty
Trước khi tham gia phỏng vấn bạn nên dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về công ty bạn sắp ứng tuyển. Đó là sự chuẩn bị tốt nhất cho câu hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”. Đây còn là cơ sở để bạn giải thích cụ thể vì sao bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp muốn được nâng cao chuyên môn, thử sức mình với những lĩnh vực mới mẻ.
Cuối cùng, điều quan trọng hơn cả trong tất cả các kỹ năng, đó là năng lực của chính bạn. Dù bạn có bao nhiêu cách thức để lấy lòng nhà tuyển dụng thì điều họ quan tâm nhất vẫn chính là phẩm chất năng lực của bạn. Chính vì thế để có được công việc như mong muốn, bạn hãy luôn luôn và luôn luôn là chính mình trong mắt nhà tuyển dụng.
Leave a Reply